Trong hai ngày 24-25/04/2019, Hội tan máu bẩm sinh Việt Nam phối hợp cùng với Viện Huyết học - Truyền máu Trung Ương và các đơn vị liên quan đã tổ chức Hội nghị khoa học về Thalassemia lần thứ III tại Hà Nội, hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới mùng 8/05 với thông điệp:
"Chung tay đẩy lùi bệnh tan máu bẩm sinh vì sức khoẻ dòng máu Việt."
Các nhà khoa học quốc tế đầu ngành về bệnh lý Thalassemia khu vực Asian tại hội nghị Thalassemia lần III (nguồn: Viện truyền máu huyết học TW)
Hội nghị diễn ra đã đưa ra được các mục tiêu khảo sát gen bệnh Thalassemia theo nhóm người, vùng địa lý và dân tộc. Qua đó, các thông tin dịch tễ học về bệnh lý Thalassemia sẽ cung cấp được góc nhìn tổng quát cho việc phòng ngừa, phát hiện và điều trị kịp thời.
TS.BS. Nguyễn Thị Thu Hà, Giám đốc Trung tâm Thalassemia, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương báo cáo tại Hội nghị
TS.BS. Nguyễn Thị Thu Hà, Giám đốc Trung tâm Thalassemia, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương đưa ra kết luận về việc khảo sát Thalassemia của 38 dân tộc
Theo thống kê 2017, hiện nay ở Việt Nam có trên 12 triệu người mang gen bệnh Thalassemia. Đây là vấn đề của toàn xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giống nòi. Phòng bệnh là biện pháp kiểm soát hiệu quả nhất, cùng với đó là sự vào cuộc của các bộ, ban ngành, các cấp và toàn bộ xã hội để góp phần kiểm soát bệnh, khống chế sự phát triển của nguồn gen bệnh, hạn chế trẻ em sinh ra bị bệnh, cải thiện chất lượng sống cho người bệnh và nâng cao chất lượng dân số Việt Nam.
TS. Dương Quốc Chính, Trưởng khoa Di Truyền và Sinh Học Phân Tử, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương báo cáo về các phương pháp xét nghiệm. Trong đó các biến thể Thalassemia mới được phát hiện bằng phương pháp giải trình tự thế hệ mới (NGS)
Qua những bài báo cáo chuyên sâu của các Bác sĩ và Tiến sĩ chuyên ngành cho thấy bệnh lý tan máu bẩm sinh của Việt Nam đã phát hiện ra những thể đột biến mới chưa hề được công bố cũng như thuộc dạng hiếm đối với người Việt Nam. Từ những kết quả sàng lọc bằng các phương pháp xét nghiệm sinh học phân tử, sử dụng công nghệ giải trình tự thế hệ mới (NGS) đã giúp kiểm soát tốt hơn về thông tin dịch tễ học của bệnh Thalassemia và sử dụng các công cụ xét nghiệm sinh học phân tử phù hợp trong việc phòng ngừa và kiểm soát bệnh.
GS. Suthat Fucharoen, Đại học Mahidol và Viện Khoa Học Sinh Học Phân Tử chia sẻ về các thành tựu trong xét nghiệm và chẩn đoán Thalassemia.
GS. Suthat Fucharoen, Đại học Mahidol và Viện Khoa Học Sinh Học Phân Tử - vui mừng chia sẻ về việc kết nối với tạp chí Huyết Học quốc tế từ những công bố Thalassemia vô cùng có ý nghĩa dựa trên các phương pháp xét nghiệm sinh học phân tử mới.
Công ty TNHH Thiết Bị Khoa Học Kỹ Thuật Việt Huy cũng là một trong những Đơn vị luôn mong muốn đồng hành cùng các Bác sỹ và Khoa xét nghiệm để có thể hỗ trợ và cung cấp các giải pháp xét nghiệm toàn diện cho việc phòng ngừa Thalassemia trong việc chẩn đoán các thể và tư vấn di truyền tiền hôn nhân, nhằm hướng tới tương lai tươi sáng đối với bệnh lý tan máu bẩm sinh tại Việt Nam.
Phương pháp xét nghiệm Thalassemia trên công nghệ giải trình tự thế hệ mới (NGS). Phương pháp cho phép chẩn đoán toàn diện cho cả thể Alpha và Beta thalassemia.
BSCKII Phan Thị Thuỳ Hoa tại gian trưng bày các sản phẩm xét nghiệm huyết học, ung thư và Thalassemia - NGS của công ty Việt Huy
Gian hàng Công Ty TNHH Thiết Bị Khoa Học Kĩ Thuật Việt Huy
Các hình ảnh tuyên truyền về bệnh lý Thalassemia tại hội nghị Thalassemia lần III
Các hình ảnh tuyên truyền việc xét nghiệm và phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh tại hội nghị
Nguồn tham khảo: Viện Truyền Máu Huyết Học Trung Ương,
Truyền hình Nhân Dân