Danh mục sản phẩm
Hotline:

Giải pháp xét nghiệm đa gene (ALK, ROS1, RET, MET) trong ung thư phổi không tế bào nhỏ NSCLC

Đăng lúc: 21-01-2025 11:24:21 AM - Đã xem: 165

Lung Cancer RNA Panel là bộ kit xét nghiệm đa gene hiện đại, hỗ trợ phát hiện đồng thời các đột biến quan trọng như ALK, ROS1, RET, MET trong NSCLC. Tích hợp công cụ kiểm soát chất lượng (IQCA), bộ kit giúp giảm âm tính giả, tiết kiệm thời gian, hóa chất và tối ưu hóa hiệu quả điều trị.

Mục lục

    Nhu Cầu Xét Nghiệm Đột Biến Đa Gene Trong Điều Trị Đích Trong NGSCL

    Ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC) chiếm khoảng 85% các trường hợp ung thư phổi, và cũng là loại ung thư được chỉ định xét nghiệm đột biến gene cho điều trị đích cực kỳ phổ biến. Trong đó, đột biến EGFR và KRAS là 2 đột biến phổ biến nhất, với các giải pháp điều trị đích tương ứng EGFR TKI (thế hệ 1, 2, 3) và chất ức chế KRAS G12C.

    Tại Châu Á, đột biến EGFR được ghi nhận ở 50% trường hợp NSCLC [Melosky và cộng sự, 2022]. Tuy nhiên, khoảng 50% bệnh nhân còn lại không mang đột biến này, đòi hỏi phải tìm kiếm các đột biến khác để định hướng điều trị. Các đột biến đáng chú ý khác như ALK, ROS1, RET, MET tuy hiếm gặp hơn (1-7%) nhưng có vai trò quan trọng trong việc xác định liệu pháp điều trị đích phù hợp (Hình 1). Do đó, nhu cầu về một giải pháp xét nghiệm đa gene là rất cần thiết nhằm giảm thiểu việc thực hiện nhiều xét nghiệm riêng lẻ.

    Biểu đồ phân bố các đột biến EGFR, KRAS, MET, ALK, BRAF, ROS1, RET, NTRK và tỷ lệ không có đột biến trong NSCLC theo dân tộc: người châu Á, châu Phi và châu Âu

    Hình 1: Sự phân bố các đột biến có liệu pháp điều trị đích trong NSCLC [Adib và cộng sự, 2022].

    Giải Pháp Xét Nghiệm Đa Gene ALK, ROS1, RET, MET

    Lung Cancer RNA Panel (EntroGen – Mỹ) là một bộ kit xét nghiệm real-time RT-PCR được thiết kế để phát hiện đồng thời 4 gene mục tiêu (ALK, ROS1, RET, MET) thông qua phân tích 47 đột biến khác nhau. Đây là một giải pháp toàn diện, hiệu quả và tiết kiệm thời gian trong ứng dụng điều trị đích trong NSCLC.

    Hộp kit xét nghiệm Lung Cancer RNA Panel từ Entrogen, dùng để phát hiện các đột biến gene ALK, ROS1, RET và MET trong NSCLC

    Hình 2: Hộp kit xét nghiệm Lung Cancer RNA Panel từ Entrogen, dùng để phát hiện các đột biến gene ALK, ROS1, RET và MET trong NSCLC.

    Một thách thức lớn trong xét nghiệm phân tử là chất lượng mẫu mô vùi paraffin (FFPE), do RNA/DNA trong các mẫu này có xu hướng suy giảm chất lượng. Bộ kit Lung Cancer RNA Panel tích hợp Internal Quality Control Assay (IQCA) như một giải pháp kiểm tra chất lượng mẫu RNA đầu vào trước khi thực hiện phản ứng chính. IQCA giúp đánh giá tính toàn vẹn và chất lượng RNA, qua đó xác định độ phù hợp của mẫu với các tiêu chuẩn kỹ thuật của bộ kit.

    Đồng thời, IQCA hỗ trợ điều chỉnh thể tích DNA/RNA đầu vào, đảm bảo lượng mẫu sử dụng đạt mức tối ưu. Nhờ vậy, bộ kit giúp giảm thiểu các kết quả âm tính giả do chất lượng mẫu kém, đồng thời tiết kiệm hóa chất và thời gian chạy mẫu bằng cách hạn chế sai sót kỹ thuật trong quá trình thực hiện xét nghiệm. Công cụ này mang lại độ tin cậy cao hơn trong chẩn đoán phân tử, đặc biệt với các mẫu khó như FFPE, đồng thời tối ưu hóa hiệu suất xét nghiệm.

    Tổng Quan Về Các Đột Biến Của Lung Cancer RNA Panel

    Dung Hợp ALK (21 Đột Biến)

    Bộ kit nhắm đến 21 đột biến dung hợp EML4-ALK. Đây cũng là kiểu dung hợp phổ biến nhất của ALK, chiếm khoảng 85% các trường hợp [Hernandez và cộng sự, 2023].

    Biểu đồ tần suất các kiểu dung hợp EML4-ALK trong NSCLC, tập trung vào các biến thể phổ biến E13:A20, E6:A20, và các biến thể khác

    Hình 3: Tần suất các kiểu dung hợp EML4-ALK trong NSCLC [Li và cộng sự, 2020].

    Dung Hợp ROS1 (15 Đột Biến)

    Bộ kit nhắm đến 15 đột biến dung hợp ROS1, bao gồm các đối tác dung hợp CD74, SDC4, EZR, SLC34A2, LRIG3, TPM3, và GOPC. Đây là các đối tác dung hợp quan trọng của ROS1, chiếm >75% các trường hợp [Cui và cộng sự, 2020].

    Biểu đồ phân bố các đối tác dung hợp ROS1 trong NSCLC, bao gồm CD74, SDC4, EZR, SLC34A2 và các đối tác khác

    Hình 4: Tần suất các đối tác dung hợp của ROS1 trong NSCLC [Cui và cộng sự, 2020].

    Dung Hợp RET (10 Đột Biến)

    Bộ kit nhắm đến 10 đột biến dung hợp RET, bao gồm các đối tác dung hợp KIF5B, CCDC6, NCOA4, TRIM33. Đây là các đối tác dung hợp quan trọng của RET, chiếm khoảng 85% các trường hợp [Shi và cộng sự, 2022][Parimi và cộng sự, 2023].

    Biểu đồ phân bố các đối tác dung hợp RET trong NSCLC, bao gồm KIF5B, CCDC6, NCOA4, và các đối tác hiếm gặp khác

    Hình 5: Tần suất các đối tác dung hợp của RET trong NSCLC [Shi và cộng sự, 2022]

    Kết Luận

    Lung Cancer RNA Panel là giải pháp xét nghiệm đa gene các đột biến quan trọng trong NSCLC, hỗ trợ tối ưu hóa liệu pháp điều trị đích và nâng cao hiệu quả chẩn đoán. Đây là công cụ quan trọng trong việc quản lý và điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ, đặc biệt trong bối cảnh các đột biến hiếm như ALK, ROS1, RET và MET ngày càng được nghiên cứu sâu rộng.

    Tài Liệu Tham Khảo

    1. Adib, E., Nassar, A. H., Abou Alaiwi, S., Groha, S., Akl, E. W., Sholl, L. M., ... & Kwiatkowski, D. J. (2022). Variation in targetable genomic alterations in non-small cell lung cancer by genetic ancestry, sex, smoking history, and histology. Genome Medicine, 14(1), 39.

    2. Cui, M., Han, Y., Li, P., Zhang, J., Ou, Q., Tong, X., ... & Jiang, G. (2020). Molecular and clinicopathological characteristics of ROS1‐rearranged non‐small‐cell lung cancers identified by next‐generation sequencing. Molecular Oncology, 14(11), 2787-2795.

    3. Hernandez, S., Conde, E., Alonso, M., Illarramendi, A., de Cabo, H. B., Zugazagoitia, J., ... & Lopez-Rios, F. (2023). A narrative review of methods for the identification of ALK fusions in patients with non-small cell lung carcinoma. Translational Lung Cancer Research, 12(7), 1549.

    4. Li, M., Hou, X., Zhou, C., Feng, W., Jiang, G., Long, H., ... & Chen, L. (2020). Prevalence and clinical impact of concomitant mutations in anaplastic lymphoma kinase rearrangement advanced non-small-cell lung cancer (Guangdong Association of Thoracic Oncology Study 1055). Frontiers in Oncology, 10, 1216.

    5. Melosky, B., Kambartel, K., Haentschel, M., Bennetts, M., Nickens, D. J., Brinkmann, J., ... & Cappuzzo, F. (2022). Worldwide prevalence of epidermal growth factor receptor mutations in non-small cell lung cancer: a meta-analysis. Molecular Diagnosis & Therapy, 26(1), 7-18.

    6. Parimi, V., Tolba, K., Danziger, N., Kuang, Z., Sun, D., Lin, D. I., ... & Huang, R. S. (2023). Genomic landscape of 891 RET fusions detected across diverse solid tumor types. NPJ Precision Oncology, 7(1), 10.

    7. Shi, M., Wang, W., Zhang, J., Li, B., Lv, D., Wang, D., ... & Ma, T. (2022). Identification of RET fusions in a Chinese multicancer retrospective analysis by next‐generation sequencing. Cancer science, 113(1), 308-318.