TỔNG QUAN VỀ BỆNH LAO
Sơ Lược Về Bệnh Lao
Theo xếp hạng của Tổ chức y tế thế giới (WHO), lao là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Theo số liệu báo cáo của WHO, năm 2021 có 10.6 triệu người nhiễm lao và 1.6 triệu người tử vong, trong đó có đến 1.2 triệu trẻ em [1].
Người mang bệnh lao dễ lây sang cho người khác khi ho, khạc, hắt hơi làm bắn ra môi trường xung quanh các hạt nước bọt có chứa vi khuẩn lao. Ước tính một người mắc thể lao hoạt động có thể lây nhiễm cho 10-15 người khác thông qua tiếp xúc gần trong vòng một năm [9]. Người nghi mắc lao sẽ có những biểu hiện như ho kéo dài trên 2 tuần, đau ngực, khó thở, sốt nhẹ về chiều, sụt cân, v.v. [7].
Hình 1: Con đường lây truyền chủ yếu của bệnh lao
Vi Khuẩn Gây Bệnh Lao
Vi khuẩn lao được phân lập lần đầu tiên vào năm 1882 bởi tiến sĩ Robert Koch. Đến thời điểm hiện tại, người ta phát hiện tổng cộng 9 loài vi khuẩn Mycobacteria gây bệnh lao (Mycobacterium tuberculosis complex), trong đó có các loài gây nhiễm ở người như Mycobacterium tuberculosis, M. africanum, M. bovis, M. bovis BCG, M. microti tuberculosis [2].
M. tuberculosis là trực khuẩn Gram âm có kích thước nhỏ, hiếu khí và không di động. Thành của vi khuẩn giàu peptidoglycan và phức hợp lipid như acid mycolicglycolipid, là một trong các yếu tố giúp vi khuẩn tránh khỏi hoạt động của hệ miễn dịch và tồn tại lâu dài trong cơ thể [3].
Hình 2: Vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis
Hoạt Động Vi Khuẩn Lao Trong Cơ Thể
Quá trình xâm nhiễm bắt đầu từ việc hít phải các giọt khí chứa vi khuẩn M. tuberculosis do việc ho, hắt hơi từ người bệnh lao. Vi khuẩn theo đường hô hấp xâm nhập vào các phế nang của phổi. Tại đây, chúng bị các đại thực bào tiến hành bắt vào các thể thực bào và vận chuyển tới lysosome để phân hủy. Trong nhiều trường hợp, vi khuẩn có thể ngăn chặn hiệu quả quá trình axit hóa và trưởng thành của thể thực bào để tồn tại. Cơ thể con người sẽ diễn ra đáp ứng tạo thành các cấu trúc gọi là u hạt - tập hợp các tế bào miễn dịch xung quanh đại thực bào nhằm ngăn chặn sự lây lan và hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn. Nhưng một số vi khuẩn lao vẫn có khả năng tồn tại trong cơ thể ở dạng không hoạt động (gọi là lao tiềm ẩn) [4].
Mặc dù bị hạn chế trong các u hạt, nhưng M. tuberculosis có thể gây ra sự tái phát của bệnh lao khi khả năng miễn dịch của người bị tổn hại và gây ra tình trạng viêm mãn tính. Ước tính có ¼ dân số thế giới nhiễm lao, và khoảng 10% sẽ tiến triển thành bệnh, đặc biệt nguy cơ cao ở các trường hợp suy yếu miễn dịch như trẻ nhỏ, người mắc HIV/AIDS, suy dinh dưỡng, nghiện rượu, đái tháo đường [4].
Vi khuẩn lao gây bệnh chủ yếu ở phổi (80-85%). Ngoài ra, vi khuẩn còn có khả năng gây bệnh ở các cơ quan khác như hệ thần kinh trung ương, hệ tuần hoàn, hệ sinh dục, xương, khớp và thậm chí cả da [5].
Hình 3: Quá trình xâm nhiễm vi khuẩn lao trong cơ thể
Chẩn đoán sớm bệnh lao giúp việc điều trị kịp thời, hiệu quả, làm tăng kết quả lâm sàng vì liệu pháp điều trị bằng thuốc chống lao có hiệu quả và phòng tránh việc lây lan ra cộng đồng.
BỘ THUỐC THỬ REAL-TIME PCR PHÁT HIỆN NHÓM VI KHUẨN MYCOBACTERIUM TUBERCULOSIS GÂY BỆNH LAO - MTB REAL – TM
Mục Đích Sử Dụng:
Xét nghiệm khuếch đại acid nucleic dùng để phát hiện nhóm vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis (M. tuberculosis, M. africanum, M. bovis, M. bovis BCG, M. microti) gây bệnh lao, bằng công nghệ Real-time PCR.
Nền Mẫu / Nguồn Mẫu:
- Mẫu đàm, dịch rửa khí quản hoặc phế quản, mẫu mô, máu toàn phần, dịch não tủy, dịch khớp, nước tiểu, dịch nuôi cấy...
Thông Tin Sản Phẩm:
ƯU ĐIỂM CHÍNH CỦA BỘ MTB REAL–TM
- Độ nhạy: 5 CFU/mẫu
- Đạt chứng nhận: CE-IVD, ISO 13485
- Bộ thuốc thử/bộ kít mở: đáp ứng trên nhiều thiết bị Real-time PCR phổ biến như: SaCycler-96™ (Sacace), CFX96™/iQ5™ (BioRad); Applied Biosystems® 7300/7500 Real-time PCR, …
- Chứa hệ thống dUTP/UDG ngăn ngừa ngoại nhiễm
- Bao gồm chứng nội kiểm soát quá trình tách chiết và ức chế Real-Time PCR
- Việc phân tích kết quả đơn giản, chỉ dựa vào 2 kênh màu: FAM hiển thị tín hiệu DNA nhóm vi khuẩn gây lao ở người và HEX là tín hiệu chứng nội IC kiểm soát phản ứng.
Hình 4: Minh họa kết quả chạy bộ kit MTB Real-TM trên máy Sacycler 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
[1]: Global Tuberculosis Report, (2022). WHO
[2]: R.D. Kanabalan và cộng sự, (2021). Human tuberculosis and Mycobacterium tuberculosis complex: A review on genetic diversity, pathogenesis and omics approaches in host biomarkers discovery. Microbiological Research 246 126674. Doi: 10.1016/j.micres.2020.126674
[3]: Kalscheuer R và cộng sự, (2019). The Mycobacterium tuberculosis capsule: a cell structure with key implications in pathogenesis. Biochem J, 476(14):1995-2016. doi: 10.1042/BCJ20190324.
[4]: Chai Q và cộng sự, (2018). Mycobacterium tuberculosis: An adaptable pathogen associated with multiple human diseases. Front. Cell. Infect. Microbiol. 8:158. doi: 10.3389/fcimb.2018.00158.
[5]: Heye T và cộng sự, (2011). Extrapulmonary tuberculosis: radiological imaging of an almost forgotten transformation artist. Rofo, 183(11):1019-29. German. doi: 10.1055/s-0031-1273429.
[6]: Huang, Y và cộng sự, (2022). Review and Updates on the Diagnosis of Tuberculosis. J. Clin. Med, 11, 5826. Doi: 10.3390/jcm11195826.
[7]: Quyết định 1314/QĐ – BYT ngày 24 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế về Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh lao.
[8]: Quyết định 4263/QĐ – BYT ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế về Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh lao.
[9] WHO, (2022). Tuberculosis. https://www.who.int/westernpacific/health-topics/tuberculosis#tab=tab_1
[10] Cổng thông tin Bộ Y Tế, (2023). Kỷ Niệm Ngày Thế giới phòng, chống lao: "Việt Nam chiến thắng bệnh lao". https://moh.gov.vn/tin-noi-bat//asset_publisher/3Yst7YhbkA5j/content/ky-ngay-the-gioi-phong-chong-lao-viet-nam-chien-thang-benh-lao.