TỔNG QUAN VỀ GBS
Tác Động Của Việc Nhiễm GBS Đối Với Thai Phụ Và Trẻ Sơ Sinh
Liên cầu khuẩn nhóm B hay còn gọi tắt là GBS (Group B streptococcus), còn được biết đến với tên gọi Streptococcus agalactiae, là vi khuẩn Gram dương có khả năng làm tan huyết. Cấu trúc GBS có lớp vỏ polysaccharide chống thực bào giúp tránh thoát hoạt động của hệ miễn dịch, góp phần quan trọng vào khả năng gây bệnh của vi khuẩn.1 Ở người trưởng thành, vi khuẩn tồn tại ở đoạn cuối đường ruột và âm đạo với tỉ lệ từ 15 đến 30% nhưng thường không gây hại. Riêng đối với trường hợp phụ nữ mang thai, việc nhiễm vi khuẩn GBS làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, sinh non và khoảng 50% sẽ lây truyền sang con trong quá trình chuyển dạ hoặc sau khi vỡ ối.2
Hình 1:Quá trình xâm nhiễm của GBS. Sự xâm lấn âm đạo của GBS làm tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng trong thai kỳ. Nhiễm GBS trong thai kỳ liên quan đến việc vi khuẩn khu trú ở âm đạo, trong một số ít trường hợp dẫn đến sự xâm nhập của vi khuẩn vào màng nhau thai (màng đệm và màng ối). GBS mang một số yếu tố độc lực thúc đẩy sự xâm chiếm, bám dính và xâm lấn các tế bào niêm mạc ở âm đạo, lây truyền cho trẻ trong quá trình chuyển dạ.3
Ở một số trẻ sơ sinh, vi khuẩn sau khi xâm nhiễm vào cơ thể sẽ gây bệnh GBS khởi phát sớm (trong tuần đầu tiên sau khi sinh) hoặc GBS khởi phát muộn (từ tuần thứ hai cho đến 3 tháng sau khi sinh). Các biểu hiện lâm sàng thường gặp như: nhiễm trùng máu, viêm màng não, viêm phổi có thể dẫn đến tử vong. Nhiễm GBS giai đoạn muộn ít gặp hơn và tỉ lệ tử vong thấp hơn so với nhiễm GBS khởi phát sớm. Ngoài lây truyền dọc từ mẹ thì nguyên nhân dẫn đến nhiễm GBS muộn còn đến từ môi trường bên ngoài.2
Theo số liệu của tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trung bình tỉ lệ trẻ nhiễm GBS tử vong vào khoảng 8.4% và chỉ tính riêng trong năm 2015, đã có đến 84.000 trẻ. Ngoài ra, trẻ sơ sinh sống sót sau khi nhiễm GBS xâm lấn có thể gặp hậu quả lâu dài liên quan đến suy giảm phát triển thần kinh.4
Sàng Lọc Và Điều Trị Dự Phòng Nguy Cơ Nhiễm GBS
Kháng thể IgG kháng GBS có nguồn gốc từ mẹ là yếu tố quan trọng trong việc ngăn ngừa nhiễm GBS ở trẻ sơ sinh được chứng minh lần đầu tiên vào những năm 1970. Điều này gợi ý việc có thể phát triển vaccine dành cho bà mẹ. Nhưng tính tới thời điểm hiện tại, các vaccine đều đang trong giai đoạn thử nghiệm, chưa đủ điều kiện để đưa ra thị trường và áp dụng tiêm chủng mở rộng.4
Kháng sinh dự phòng trong chuyển dạ là chiến lược phòng ngừa được sử dụng phổ biến nhất đối với nhiễm trùng GBS ở trẻ sơ sinh. Kháng sinh sẽ được truyền cho thai phụ khoảng bốn giờ trước khi sinh để ngăn ngừa sự lây truyền GBS cho trẻ. Nhiều nghiên cứu cho thấy việc áp dụng chiến lược đã làm giảm đáng kể tỷ lệ GBS khởi phát sớm ở trẻ.5 Nhưng cần xác định đúng thai phụ có nguy cơ nhiễm GBS nhằm tránh sử dụng kháng sinh không cần thiết, làm tăng tỉ lệ kháng kháng sinh và ảnh hưởng đến vi sinh vật đường ruột của trẻ.
Theo hướng dẫn hiện tại của Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ, tất cả phụ nữ mang thai nên được xét nghiệm sàng lọc GBS trước sinh ở tuần thứ 36–37 6 ngày của thai kỳ, trừ khi đã có chỉ định điều trị dự phòng do viêm nhiễm do GBS trong thai kỳ hiện tại hoặc tiền căn sinh con nhiễm GBS. Vì tình trạng nhiễm GBS có thể thay đổi trong quá trình mang thai. Nhiễm GBS trong tam cá nguyệt cuối đã được sử dụng dự đoán nguy cơ lây nhiễm trong chuyển dạ. Giá trị dự báo âm của xét nghiệm GBS thực hiện dưới 5 tuần trước khi sinh là 95 – 98%. Thai phụ sau khi có kết quả dương tính sẽ được lên phác đồ dự phòng với kháng sinh Penicilin, hoặc một số kháng sinh khác như Clindamycin, Vancomycin tùy thuộc vào tình trạng dị ứng và kháng thuốc.5
Kỹ Thuật Sử Dụng Trong Xét Nghiệm Sàng Lọc GBS
Mẫu phết âm đạo và trực tràng được sử dụng trong sàng lọc GBS. Hiện nay, có hai phương pháp được sử dụng phổ biến để sàng lọc GBS:5
- Nhóm kỹ thuật định danh vi khuẩn GBS dựa trên nuôi cấy: Mẫu lâm sàng sau khi được thu thập sẽ tiến hành tăng sinh trong môi trường chọn lọc (18-24 giờ). Mẫu sau đó được tiến hành trải trên môi trường đĩa thạch và quan sát các khuẩn lạc nghi ngờ mọc trên đĩa (24-48 giờ). Kỹ thuật CAMP, ngưng kết Latex hoặc kỹ thuật phân tích khối phổ MALDI-TOF sẽ được sử dụng để xác định khuẩn lạc GBS. Tổng thời gian của phương pháp này dao động từ 48 đến hơn 72 giờ.
- Kỹ thuật Real-time PCR: xác định sự có mặt của DNA GBS trong mẫu với thời gian thực hiện nhanh chóng (chỉ từ 2-3 giờ), độ nhạy và độ đặc hiệu cao, mang lại kết quả kịp thời đặc biệt trong các trường hợp sinh non, vỡ ối non và chuyển dạ khi chưa có hồ sơ xét nghiệm GBS trước đó.
BỘ KIT XÉT NGHIỆM PHÁT HIỆN GBS: Strep B Real-TM Quant
Mục Đích
Strep B Real-TM Quant là bộ kit xét nghiệm định tính và định lượng DNA Streptococcus agalactiae (GBS) bằng kỹ thuật Real-time PCR trên mẫu lâm sàng
Nguồn Mẫu
Đa dạng nguồn mẫu: mẫu phết, mẫu cấy máu, cấy vi khuẩn, nước tiểu
Thông Tin Sản Phẩm
Hình ảnh bộ kit xét nghiệm Strep B Real-TM Quant
Ưu Điểm Chính Sản Phẩm
1. Độ nhạy cao: 300 copies/ml
2. Đạt chứng nhận: CE-IVD, ISO 13485
3. Bao gồm chứng nội ngoại sinh và nội sinh kiểm soát quá trình lấy mẫu, tách chiết và Real-Time PCR
4. Được xác nhận trên các thiết bị Real time PCR thông dụng (SaCycler-96™ (Sacace), CFX96™/iQ5™ (BioRad); Applied Biosystems® 7300/7500 Real Time PCR, v.v.)
5. Việc phân tích kết quả đơn giản, dựa vào 3 kênh màu:
Hình 2: Minh họa kết quả chạy bộ Strep B Real-TM Quant trên máy Sacycler 96
TỔNG KẾT
Liên cầu khuẩn nhóm B là nguyên nhân hàng đầu gây nhiễm trùng sơ sinh. Nhiễm GBS từ mẹ trong quá trình chuyển dạ là yếu tố nguy cơ chính đối với bệnh GBS khởi phát sớm ở trẻ. Sàng lọc thai phụ nhiễm GBS, kết hợp với sử dụng kháng sinh dự phòng là biện pháp ngăn ngừa hiệu quả, giảm thiểu nguy cơ trẻ mắc các bệnh lý nguy hiểm có khả năng gây tử vong do nhiễm GBS. Real-time PCR là phương pháp nhanh chóng, với độ nhạy và độ đặc hiệu cao là giải pháp xét nghiệm hiệu quả, hỗ trợ đưa ra kết quả kịp thời khi sàng lọc trong thai kì cũng như trong các trường hợp khẩn cấp.
Bộ kit xét nghiệm Strep B Real-TM Quant (Sacace - Ý) được Công ty TNHH Thiết Bị Khoa Học Kỹ Thuật Việt Huy phân phối, là đại diện độc quyền của hãng SACACE tại Việt Nam. Bộ kit hiện đang được sử dụng trong nhiều Bệnh viện, Phòng khám trên cả nước.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ KHOA HỌC KỸ THUẬT VIỆT HUY
Địa chỉ: 33 Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Email: info@viethuy.vn
Web: www.viethuy.vn
Điện thoại: 028 6287 1596 / 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Hossein YektaKooshali M, Hamidi M, Mohammad Taghi Razavi Tousi S, Nikokar I. Prevalence of group B streptococcus colonization in Iranian pregnant women: A systematic review and meta-analysis. Int J Reprod Biomed. 2019 Jan 28;16(12):ijrm.v16i12.3679. doi: 10.18502/ijrm.v16i12.3679.
[2]. Landwehr-Kenzel S, Henneke P: Interaction of Streptococcus agalactiae and cellular innate immunity in colonization and disease. Front Immunol 5:519, 2014.
[3]. Vornhagen J, Adams Waldorf KM, Rajagopal L. Perinatal Group B Streptococcal Infections: Virulence Factors, Immunity, and Prevention Strategies. Trends Microbiol. 2017 Nov;25(11):919-931. doi: 10.1016/j.tim.2017.05.013. Epub 2017 Jun 17.
[4]. World Health Organization & London School of Hygiene and Tropical Medicine. (2021). Group B streptococcus vaccine: full value of vaccine assessment: executive summary. World Health Organization. https://apps.who.int/iris/handle/10665/347596.
[5]. Filkins L, Hauser JR, Robinson-Dunn B, Tibbetts R, Boyanton BL, Revell P. American Society for Microbiology Provides 2020 Guidelines for Detection and Identification of Group B Streptococcus. J Clin Microbiol. 2020 Dec 17;59(1):e01230-20. doi: 10.1128/JCM.01230-20. PMID: 33115849; PMCID: PMC7771461.